

Theo số liệu thống kê năm 2020, tại Việt Nam, các ca mắc mới đối với ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma) được ghi nhận hơn 3.700 ca và là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 2.200 người, đứng vị trí thứ 13 trong các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Tỷ lệ mắc ung thư hạch bạch huyết trên nam giới cao hơn nữ giới, đặc biệt là ở nhóm tuổi từ 35-40 và trung bình độ tuổi mắc bệnh khoảng 50-60 tuổi.
Ung thư hạch bạch huyết là sự tăng trưởng bất thường của hệ bạch huyết và nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nếu các yếu tố nguy cơ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có cơ hội điều trị dứt điểm.
Ung thư hạch bạch huyết là gì?
Hệ bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể, bao gồm các cơ quan bạch huyết như lá lách, tủy xương, amidan và tuyến ức. Trong các cơ quan này có chứa bạch cầu, có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và tế bào bạch cầu đi khắp cơ thể. Khi có sự bất thường xảy ra với các tế bào bạch cầu, sẽ dẫn đến ung thư hạch bạch huyết.
Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết
Nguyên nhân chính xác gây ung thư hạch bạch huyết vẫn chưa được xác định, nhưng một số yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Suy giảm hệ miễn dịch như nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, ghép tạng
- Nhiễm một số loại virus, vi khuẩn như vi khuẩn gây viêm loét dạ dày
- Tiếp xúc lâu dài với hóa chất hoặc ở trong môi trường có chất phóng xạ
- Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình có người mắc ung thư hạch bạch huyết
Triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết
Triệu chứng chính của ung thư hạch bạch huyết là sưng hạch bạch huyết và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất là ở vùng cổ. Các vị trí như nách, bẹn hoặc các vị trí khác thì không thể sờ thấy được.
Chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết
Để chẩn đoán bác sĩ sẽ khám lâm sàng và lấy tiền sử bệnh. Nếu phát hiện nghi ngờ ung thư, sẽ tiến hành sinh thiết hạch bạch huyết để kiểm tra mô bệnh học và hóa mô miễn dịch.
Phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết là một nhóm bệnh bao gồm hơn 30 loại phụ và có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị chính là hóa trị. Trong một số trường hợp, có thể kết hợp với liệu pháp miễn dịch hoặc xạ trị. Một số trường hợp khác cần ghép tủy xương để tăng cơ hội điều trị dứt điểm. Điều quan trọng đối với hầu hết các trường hợp ung thư hạch bạch huyết, ngay cả khi được chẩn đoán ở giai đoạn 4, vẫn có cơ hội điều trị dứt điểm.
Đối với những người sờ thấy khối u ở cổ, nách, bẹn và nghi ngờ có thể bị ung thư hạch bạch huyết, hãy đến ngay Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Vejthani để được thăm khám và thực hiện sàng lọc.
Liên hệ tư vấn:
Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Vejthani
Tổng đài: (+66)2-734-0000 máy nhánh: 2720
Tổng đài Tiếng Việt: (+66)97-291-3351
- Readers Rating
- Rated 5 stars
5 / 5 (Reviewers) - Spectacular
- Your Rating